img
Thứ sáu, 04/08/2023 16:18 (GMT+7)

Bảo tàng yêu thương

Bài viết: thu hoài • Ảnh: Quý Nguyễn • Thiết kế: trang béo

Không gian đã “có tuổi” của ngôi nhà tập thể đã không còn đủ cho 3 thế hệ sinh sống. Qua bàn tay “phù phép” của các KTS Là Nhà, ngôi nhà có một diện mạo hoàn toàn mới nhưng vẫn lưu giữ cái hồn thời gian đặc trưng của ngôi nhà kỉ niệm.

Không gian thờ trước khi cải tạo

Không gian thờ trước khi cải tạo

Bác gái 70 tuổi giấu chồng sửa nhà


Bác Trúc Lâm đang ở trong căn nhà nằm ở tầng 2 và tầng 3 của khu tập thể ở Hà Nội. Đây là căn nhà được xây dựng từ những năm 90 của thế kỷ trước, và cả gia đình bác Lâm cũng đã sinh sống ở đây hơn 30 năm.

Trải qua nhiều mùa mưa nắng, hiện trạng của căn nhà xuống cấp khá nhiều. Tuy đã 3 lần sửa chữa, thế nhưng đều là những lần cải tạo "tiểu phẫu" chứ không phải "đại phẫu". Cứ có tiền đến đâu làm đến đó, 2 vợ chồng thay nhau quán xuyến để sửa nhà mỗi lúc một rộng rãi và thông thoáng hơn.

"Sàn nhà đã bị vỡ khá nhiều. Ở khu vực bếp, bồn nước vừa thấp vừa nhỏ, thường phải cúi nhiều nên rửa bát sẽ bị đau hết lưng. Đồ đạc từ năm 90 đến giờ nên đã rất cũ kỹ. Hai ông bà tuổi cũng cao, đầu gối khá đau mà giường thì thấp, ngồi xuống phải chống, đến bây giờ đã bất tiện"

bác Trúc Lâm chia sẻ.

Hiện giờ, gia đình bác Trúc Lâm có 3 thế hệ, tổng cộng là 6 thành viên cùng sống trong căn nhà, vậy nên mỗi thành viên đều không thật sự được trọn vẹn trong sinh hoạt chung. Trăn trở nhất vẫn là không gian cho trẻ nhỏ. Các cháu ngủ ở trên gác sẽ phải đi qua phòng ông bà, có bạn bè muốn lên phòng chơi cũng sẽ bất tiện. Điều này khiến bác Trúc Lâm mong muốn cháu có không gian riêng, được trang trí phù hợp với lứa tuổi và có thể thoải mái mời bạn bè về nhà. "Hai ba lần định bán nhà đi, lấy tiền đặt cọc của người ta, song cuối cùng không bán nên phải đền. Bác cũng tiếc nuối tình làng nghĩa xóm". Một căn nhà không chỉ là nơi lưu giữ những kỷ niệm của cả gia đình, mà còn là mối dây liên kết với cả một cộng đồng xung quanh.

Bởi yêu thích không gian sống ở nơi đây cũng như đã có sự gắn kết thân thuộc với hàng xóm, nên cuối cùng, chủ nhà vẫn mong muốn sửa chữa thay vì chọn mua căn nhà mới. Và lần cải tạo này, để tạo bất ngờ, bác Trúc Lâm đã quyết định giấu chồng trong suốt cả quá trình sang sửa.

 

THÔNG TIN DỰ ÁN

Loại công trình
Căn nhà 2 tầng nhà tập thể

Diện tích
180m2

Địa điểm
TP. Hà Nội

Đơn vị thiết kế
me+architect

Đơn vị thi công
Flexfit

Nhà tài trợ đồng hành
Panasonic Vietnam, Paint&More, B+ Furniture, Aura, Cara

Để lúc nào mẹ cũng ở bên con - Ảnh 1.

Không gian nhà vệ sinh trước khi cải tạo

Để lúc nào mẹ cũng ở bên con - Ảnh 2.

Không gian phòng khách trước khi cải tạo


 



Để lúc nào mẹ cũng ở bên con - Ảnh 5.

Hành lang khi cải tạo

Hành lang khi cải tạo

"Lột xác ngôi nhà cũ" vẫn giữ trọn "bảo tàng kỉ niệm"


Ở Là Nhà, các kiến trúc sư không chỉ giải bài toán của chủ nhà mà sẽ lắng nghe câu chuyện và tâm nguyện của gia chủ, rồi từ đó cùng lên ý tưởng về căn nhà trong mơ, một tổ ấm đúng nghĩa. Với sự tư vấn đến từ me+architect - KTS Nghiêm Đình Toàn và người đồng hành Dino Vũ, ban bình luận gồm anh Lê Anh Tuấn - Chuyên gia trưởng Hội đồng khoa học Văn Phú - Invest; Trần Huy - Giám đốc Chi nhánh Flexfit Hồ Chí Minh; diễn viên Thanh Thuỷ, căn nhà trong mơ của bác Trúc Lâm dần được thành hình.

Sau một thời gian làm việc, team me+architect đã đưa ra 2 phương án cải tạo nhà cửa. Một phương án phát triển theo chiều ngang, phương án khác theo chiều dọc. Cả 2 phương án đều có lỗ thông tầng phát triển lên phía trên nhằm kết nối không gian bên trên và bên dưới cũng như mở rộng không gian.


Không gian phòng bếp sau khi được cải tạo


Phương án mà KTS Toàn đưa ra đã phân định rõ ràng các khu vực sinh hoạt chung với các khu vực sinh hoạt riêng của từng thế hệ trong nhà. Tại tầng 1, KTS tạo một không gian sinh hoạt chung rất rộng rãi cho cả gia đình, bao gồm khu vực tiếp khách, bàn ăn. Kể cả khi có bạn bè hay con cháu về đây tụ tập, không gian này cũng có thể đáp ứng được nhu cầu quây quần của mọi người.

"Mình cùng team muốn xử lý thông tầng vì bước vào căn nhà là thấp và nặng, đi đến nơi nào đó thì cũng phải đi qua ngách. Mình mong muốn dù ngồi ở đâu thì cũng sẽ có thể nhìn thấy bên ngoài".

KTS Nghiêm Đình Toàn chia sẻ


Để lúc nào mẹ cũng ở bên con - Ảnh 1.

Không gian phòng bếp sau khi cải tạo

Trong đó, phương án đầu tiên, KTS Nghiêm Đình Toàn cùng team me+architect chọn thông tầng gần phía lối vào. Phòng khách, phòng ăn và bếp vẫn giữ ở không gian cũ. Cầu thang tròn sẽ là điểm nhấn ấn tượng cho toàn bộ không gian ngôi nhà.


Team me+architect giữ lại những chi tiết cảm thấy là dấu ấn của ngôi nhà trước đây, đồng thời tạo lỗ thông tầng nhỏ nhằm kéo ánh sáng xuống. Có hàng sofa thấp để liên kết 2 không gian. Bếp vẫn giữ vị trí cũ, đóng cửa kính lùa để ngăn cách không gian bên trong và bên ngoài, lúc nấu nướng không bị ảnh hưởng giữa không gian chung của
 căn nhà. 


Bảo tàng yêu thương - Ảnh 2.

 

MONG MUỐN CẢI TẠO

(01)
Làm mới toàn bộ

(02)
Đảm bảo không gian chung và riêng cho 3 thế hệ

(03)
Tối đa công năng bởi vì căn nhà đã khá xuống cấp



Để lúc nào mẹ cũng ở bên con - Ảnh 9.


Bảo tàng yêu thương - Ảnh 12.

Không gian nhìn từ vườn, nhìn ngược vào trong ngôi nhà vẫn có điểm chốt là bàn thờ, tuy nhiên có thể đóng lại thành tủ trang trí. Khi mọi người lên trên sảnh đệm ở phần phía trên, khoảng thông tầng sẽ rất rộng, cho phép tạo ra nhiều luồng ánh sáng chan hoà.

Căn nhà thân quen 30 năm đã được lột xác hoàn toàn, biến từng khoảng không gian sống thành chốn nghỉ ngơi, nhưng vẫn giữ trọn vẹn những kỉ niệm của gia đình. Chính chủ nhân của ngôi nhà - bác Trúc Lâm, sau một vòng đi thăm thú, khám phá mọi ngóc ngách trong căn nhà mới, còn bày tỏ: "Nếu mà cho điểm thì phải là trên 100, thậm chí điểm còn trên mức này nhiều nữa".

"Không gian có sự hòa hợp, không gian ở dưới thì có độ xưa, độ cũ, độ tĩnh lặng, giống như cái gốc rễ để nuôi dưỡng con cháu ở trên, là một bầu trời sáng, không gian sáng".

Anh Trần Huy, Giám đốc chi nhánh Flexfit Hồ Chí Minh nhận định.


Bảo tàng yêu thương - Ảnh 1.

 

Bảo tàng yêu thương - Ảnh 13.

Không gian phòng khách sau khi cải tạo

Không gian thờ trước khi cải tạo

Không gian phòng ăn sau khi cải tạo