Hiện nay, trên thị trường có nhiều giải pháp cách nhiệt, cản nắng với các công trình nhà phố nói chung và nhà phố hướng Tây nói riêng.
Bạn có thể giải quyết vấn đề này bằng cách sắp đặt các mảng tường nghiêng chéo so với ánh nắng hoặc tạo những khoảng loggia lùi sâu vào trong để ánh nắng không hắt được vào phòng.
Phía bên ngoài loggia sử dụng những giàn cây bóng mát, vừa chắn nắng và cũng tạo nên những không gian nghỉ ngơi thư giãn...
Tuy nhiên, không phải căn nhà phố nào cũng có đủ diện tích để tạo những giải pháp đến từ thiết kế như trên, lúc này kiến trúc sư sẽ phải sử dụng những vật liệu bề mặt để cản nắng, cản sáng.
Theo đó, 3 vật liệu được kiến trúc sư Đoàn Kiên gợi ý như sau:
1. Gạch bông gió
Gạch bông gió (hay còn gọi là gạch thông gió) là những viên gạch hình vuông có những hoa văn, họa tiết trang trí dạng rỗng giúp lấy sáng, lấy gió, trang trí.
Gạch bông gió có 1 số ưu điểm như: Tạo sự thông thoáng cho công trình, mang tới độ thẩm mỹ và tính độc đáo cao, tạo các vách ngăn không gian đẹp. Đồng thời, gạch bông gió cũng là sản phẩm gần gũi và thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên, nó cũng có 1 số ưu điểm như: Không thể chống hắt mưa hoàn toàn, khó thi công, nặng và dày. Theo đó, hãy tham khảo ý kiến của kiến trúc sư trước khi sử dụng loại gạch này cho ngôi nhà của mình xem mức độ phù hợp tới đâu nhé.
Bạn có thể tham khảo thêm về gạch bông gió tại đây.
2. Lam nhôm hoặc lam sắt ngoài trời
Lam nhôm là một trong những kiến trúc đặc biệt được thiết kế với những công dụng tuyệt vời. Hiện nay, việc sử dụng lam nhôm trang trí, che chắn bên ngoài các công trình rất phổ biến. Nếu bạn đang muốn bên ngoài mặt tiền của tòa nhà mình vừa đẹp, vừa có khả năng che chắn mưa nắng, đây chính là loại vật liệu mà bạn nên cân nhắc.
Được làm bởi chất liệu hợp kim nhôm cao cấp có khả năng chịu lực tốt nên chúng không bị biến dạng khi phải chịu những tác động mạnh từ ngoại lực. Tuổi thọ cao và thời gian sử dụng dài. Ngoài ra, lam nhôm cũng được thiết kế với nhiều kiểu dáng, chủng loại phong phú, đa dạng, phù hợp với các kiểu công trình khác nhau.
Không chỉ có tác dụng làm đẹp, trang trí cho công trình, mà còn bảo vệ bề mặt, nâng cao tuổi thọ của công trình. Đồng thời giúp giảm thiểu tiếng ồn và khói bụi vào bên trong không gian nhà của bạn.
Tuy nhiên, lam nhôm cũng có những nhược điểm mà bạn cần phải lưu ý khi có nhu cầu lắp đặt và sử dụng. Chưa kể, giá thành của các loại lam nhôm trang trí cao hơn so với lam sắt và lam gỗ.
Bạn có thể tham khảo thêm về lam nhôm hoặc lam sắt ngoài trời tại đây.
3. Lam gỗ nhựa ngoài trời
Lam gỗ ngoài trời (hay còn được gọi là lam sóng ngoài trời) là sản phẩm với cấu tạo dạng sóng cách nhiệt, cách âm hoàn hảo. Với đặc tính chống nước, tuổi thọ cao, chi phí bảo trì thấp, vật liệu ngoài trời đã trở thành xu hướng thiết kế và thi công ngoại thất hiện nay.
Chưa kể, lam gỗ ngoài trời cũng khắc phục hoàn toàn các nhược điểm của các loại vật liệu trước như: gỗ tự nhiên hay bị cong vênh, co ngót khi thời tiết nắng nóng. Hoặc các loại gỗ công nghiệp sẽ dễ bị bục, mối mọt và ẩm nước khi gặp nước.. Nó có khả năng chịu nắng chịu mưa tốt mà vẫn bền chắc, đẹp màu theo thời gian. Chưa kể, thi công lam sóng ngoài trời cũng nhanh, gọn và tiết kiệm chi phí.
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội trên thì gỗ nhựa vẫn có những nhược điểm cần được khắc phục như: Có thể bị bạc màu nếu mua trúng gỗ nhựa chất lượng kém, vân gỗ của gỗ nhựa nhìn không tự nhiên và đẹp bằng gỗ tự nhiên,...
Bạn có thể tham khảo thêm về lam gỗ ngoài trời tại đây.